Cuộc sống hiện đại làm tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội

Bệnh xã hội là một trong những vấn nạn làm cho các nước đang phát triển phải suy nghĩ. Song song với việc phát triển kinh tễ xã hội thì những khía cạnh tiêu cực để lại cho xã hội cũng không phải là nhỏ. Các bệnh xã hội thường gặp như bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà... Không chỉ là nỗi lo, gánh nặng của người bệnh mà là của toàn xã hội.

Nhu cầu của con người không chỉ còn là cơm áo gạo tiền, mà xa hơn đó là nhu cầu được ăn ngon mặc đẹp. Những áp lực để đáp ứng nhu cầu xa hơn, cao hơn đó của con người bị đè nặng và cũng chính là nguyên nhân của những vấn đề làm nhức nhối cả xã hội, một trong số đó là việc mắc bệnh và lây lan nhanh chóng của các căn bệnh xã hội.


Cuộc sống hiện đại, xã hội tiến bộ, tư tưởng thoải mái hơn, có thể nói nhiều người cơ hội, lợi dụng những thay đổi trong lề lối suy nghĩ của xã hội mà tự cho mình quyền ” buông thả “, tự sa ngã, và rất không may khi họ bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, mắc những căn bệnh xã hội bị người đời chê trách. Có thể nói bệnh xã hội là một trong những hệ lụy nguy hiểm do cuộc sống xã hội hóa mang lại.

Tác động của cuộc sống hiện đại khiến con người đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh xã hội

- Sự gia tăng dân số nhanh chóng quá mức, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng miền kinh tế khó khăn, lượng lương thực chưa đủ để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng hằng ngày được. Cũng trong lĩnh vực dinh dưỡng, vấn đề an toàn thực phẩm cũng đang là một nhức nhối lớn của toàn xã hội.

- Sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp kéo theo đó là sự gia tăng quá mức của khí độc, rác bẩn, chất thải,..làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo đó là nạn chặt phá rừng nghiêm trọng ảnh hưởng đến bầu không khí, tác động đến sức khỏe, cơ thể suy nhược là điều kiện để các virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập và phát bệnh trong cơ thể người.

- Sự tiến bộ của khoa học đòi hỏi thay đổi tính chất công việc, gia tăng các loại hình công việc làm việc trên máy móc thiết bị, nhiều ngành nghề con người ít cần vận động tay chân, mà hoạt động đầu óc nhiều hơn, hay chỉ làm những công việc lặp lại thường xuyên, không có sự hoạt động hay sáng tạo.
- Quá trình đô thị hóa quá mức, đất chật người đông ở các đô thị lớn là yếu tố lây lan nhanh chóng các loại dịch bệnh, bệnh xã hội.
- Sự thay đổi tính chất công việc cũng tạo áp lực khiến con người phải vận động đầu óc nhiều hơn, công việc nhiều hơn, tính phức tạp cao hơn, đòi hỏi hao tổn nhiều tâm lực và trí lực hơn,…cùng với tác động của các yếu tố môi trường xung quanh, người lao động trong xã hội hiện đại dễ mắc bệnh trầm cảm, stress nặng.
- Hay do đặc thù công việc và yêu cầu của các mối quan hệ trong xã hội dần hình thành những thói quen ăn uống thiếu điều độ, sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích, nếu không được điều độ sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch, sức đề kháng kém và dễ dàng bị mắc bệnh, bị lây nhiễm các căn bệnh xã hội.

                                      

Trong một khía cạnh nhất định, xã hội hiện đại có những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày và sức khỏe của con người. Đây chính là nguyên nhân thống kê số lượng người mắc bệnh xã hội gia tăng nhanh chóng trong những năm vừa qua.




SHARE THIS

Author:

Previous Post
Next Post